DU LỊCH NƯỚC BỈ
Vương quốc Bỉ là một quốc gia tại Tây Âu. Nước này là một thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu và cũng là nơi đóng trụ sở của tổ chức này, cũng như nhiều tổ chức quốc tế lớn khác, gồm cả NATO. Bỉ có diện tích 30.528 km2 và dân số khoảng 10.7 triệu người.
Là biên giới văn hoá giữa châu Âu German và châu Âu Latinh, Bỉ là ngôi nhà của hai nhóm ngôn ngữ chính, Flemish và người nói tiếng Pháp, chủ yếu là Walloons, cộng với một nhóm nhỏ người nói tiếng Đức. Hai vùng lớn nhất của Bỉ là vùng nói tiếng Hà Lan Flanders ở phía bắc, với 59% dân số, và vùng nói tiếng Pháp ở phía nam là Wallonia, với 31% dân số. Vùng thủ đô Brussels, có hai ngôn ngữ chính thức, là vùng chủ yếu nói tiếng Pháp gồm trong Vùng Flemish và là nơi sinh sống của 10% dân số. Một Cộng đồng nói tiếng Đức có tồn tại ở đông Wallonia. Sự đa dạng ngôn ngữ của Bỉ và những cuộc xung đột chính trị và văn hoá liên quan tới nó được phản ánh trong lịch sử chính trị và một hệ thống chính phủ phức tạp.
Cái tên 'Bỉ' (Belgium) xuất xứ từ Gallia Belgica, một Tỉnh La Mã ở phần cực bắc của Gaul nơi người Belgae, một sự pha trộn giữa người Celtic và Germanic, sinh sống. Về mặt lịch sử, Bỉ Hà Lan và Luxembourg được gọi là Các nước vùng thấp, thường để chỉ một vùng hơi rộng hơn nhóm quốc gia Benelux hiện tại. Từ cuối thời kỳ Trung Cổ cho tới thế kỷ 17, đây là một trung tâm văn hoá và thương mại thịnh vượng. Từ thế kỷ 16 tới cuộc Cách mạng Bỉ năm 1830, nhiều trận đánh giữa các cường quốc châu Âu đã diễn ra tại khu vực Bỉ, khiến nó bị gọi là vùng đất chiến trận của châu Âu —một danh tiếng càng trở nên nổi bật hơn sau hai cuộc Thế chiến. Ngay khi giành được độc lập Bỉ lập tức tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp và, ở cuối thế kỷ 19, sở hữu nhiều thuộc địa ở châu Phi. Nửa sau thế kỷ 20 được ghi dấu bởi sự trỗi dậy của những cuộc xung đột cộng đồng giữa người Flemings và Francophone được tiếp sức thêm bởi những sự khác biệt văn hoá ở một khía cạnh và khía cạnh kia là sự phát triển kinh tế không đồng đều của Flanders và Wallonia. Đây là những cuộc xung đột vẫn còn sôi sục và đã dẫn tới nhiều đề xuất cải cách từ một nhà nước Bỉ đơn nhất thành một nhà nước liên bang.

Chính phủ và chính trị
Bỉ là một quốc gia quân chủ nhân dân, lập hiến và dân chủ nghị viện.
Nghị viện liên bang lưỡng viện gồm Thượng viện và một Viện đại biểu. Thượng viện gồm 40 chính trị gia được bầu trực tiếp và 21 đại diện do 3 nghị viện cộng đồng chỉ định, 10 thượng nghị sĩ đồng lựa chọn và các con của nhà vua, là thượng nghị sĩ theo quyền những người trên thực tế không bỏ phiếu. 150 thành viên của Viện đại biểu được bầu theo hệ thống bầu cử tỷ lệ từ 11 quận bầu cử. Bỉ là một trong số ít quốc gia áp dụng bỏ phiếu bắt buộc và vì thế có một trong những tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất thế giới.
Vua (hiện tại là Albert II) là nguyên thủ quốc gia, dù có đặc quyền hạn chế. Vua chỉ định các bộ trưởng, gồm cả một Thủ tướng, và phải được Viện đại biểu tín nhiệm để lập chính phủ liên bang. Số lượng các bộ trưởng nói tiếng Hà Lan và tiếng Pháp là tương đương như được ghi trong hiến pháp. Hệ thống tư pháp dựa trên luật dân sự và có nguồn gốc từ luật Napoleon. Toà phá án là cơ quan tối cao, với Toà phúc thẩm ở mức thấp hơn.
Các định chế chính trị của Bỉ rất phức tạp, hầu hết quyền lực chính trị được tổ chức xung quanh nhu cầu đại diện cho các cộng đồng văn hoá. Từ khoảng năm 1970, các đảng chính trị quốc gia quan trọng của Bỉ đã chia rẽ thành các thành phần riêng biệt chủ yếu đại diện cho các lợi ích chính trị và ngôn ngữ của các cộng đồng.

Các cộng đồng và các vùng
Dựa trên bốn vùng ngôn ngữ được xác định năm 1962–63 (vùng tiếng Hà Lan, song ngữ, tiếng Pháp và tiếng Đức), những lần sửa đổi liên tục của hiến pháp nhà nước năm 1970, 1980, 1988 và 1993 đã thiết lập một nhà nước liên bang đơn nhất với quyền lực chính trị được phân chia thành ba cấp: 1.Chính phủ liên bang, có trụ sở tại Brussels. 2.Ba cộng đồng ngôn ngữ: Cộng đồng Flemish (nói tiếng Hà Lan); Cộng đồng Pháp (ví dụ nói tiếng Pháp); Cộng đồng nói tiếng Đức. 3.Ba vùng: Vùng Flemish, được chia thành năm tỉnh; Vùng Walloon, được chia thành năm tỉnh; Vùng thủ đô Brussels.

Địa lý, khí hậu và môi trường
Bỉ có chung biên giới với Pháp (620 km), Đức (167 km), Luxembourg (148 km) và Hà Lan (450 km). Tổng diện tích nước này, gồm cả diện tích mặt nước, Là 33.990 kilômét vuông; diện tích đất liền riêng là 30.528 km2. Bỉ có ba vùng địa lý chính: đồng bằng ven biển ở phía tây bắc và cao nguyên trung tâm đều thuộc về Châu thổ Anglo-Belgian; các vùng đất cao Ardennes ở phía đông nam là một phần của vành đai kiến tạo Hercynian. Châu thổ Paris chiếm một phần tư diện tích mũi cực nam nhỏ của Bỉ, Lorraine Bỉ.
Đồng bằng ven biển chủ yếu gồm các đụn cát và đất lấn biển. Sâu hơn phía trong lục địa là vùng đất cao dần lên được tưới tiêu bởi nhiều kênh lạch, với các thung lũng màu mỡ và đồng bằng cát phía đông bắc của Campine (Kempen). Những quả đồi nhiều cây và các cao nguyên Ardennes gồ ghề và nhiều đá hơn với những hang động và các hẽm núi nhỏ, và là nơi sinh sống của hầu hết các loài sinh vật hoang dã của Bỉ nhưng ít có giá trị nông nghiệp. Kéo dài về phía tây tới Pháp, vùng này kết nối ở phía đông với Eifel tại Đức nhờ cao nguyên High Fens, tại đây Signal de Botrange là đỉnh cao nhất nước ở độ cao 694 méts.
Khí hậu kiểu đại dương ôn hoà, với lượng mưa khá lớn trong mọi mùa (Xếp hạng khí hậu Köppen: Cfb). Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 ở mức 3 °C và cao nhất vào tháng 7 ở mức 18 °C. Lượng mưa trung bình tháng thay đổi trong khoảng 54 milimét vào tháng 2 hay tháng 4 tới 78 mm vào tháng 7. Mức trung bình năm giai đoạn 2000 tới 2006 nhiệt độ tối thiểu ban ngày đạt 7 °C và tối đa 14 °C và lượng mưa hàng tháng 74 mm; tăng khỏng 1 °C và gần 10 so với các giá trị thông thường ở thế kỷ trước.

Ngôn ngữ
Bỉ có ba ngôn ngữ chính thức, xếp theo thứ tự từ lớn xuống nhỏ theo số người sử dụng là tiếng Hà Lan, tiếng Pháp và tiếng Đức. Một số thứ tiếng không chính thức của các cộng đồng nhỏ cũng được sử dụng.
Ước tính 59% dân cư Bỉ nói tiếng Hà Lan (thường được gọi là "Flemish") và tiếng Pháp được sử dụng bởi 40%. Tổng số người nói tiếng Hà Lan là 6.23 triệu, tập trung ở vùng Flanders ở phía bắc, trong khi những người nói tiếng Pháp chiếm 3.32 triệu sống tại Wallonia và ước tính 0.87 triệu người hay 85% Vùng thủ đô Brussels song ngữ nói tiếng Pháp. Cộng đồng nói tiếng Đức gồm 73.000 người ở phía đông Vùng Walloon; khoảng 10.000 người Đức và 60.000 người Bỉ cũng là người nói tiếng Đức. Khoảng 23.000 hay hơn số người nói tiếng Đức sống tại các khu đô thị gần cộng đồng.

Nghệ thuật
Những đóng góp vào hội hoạ và kiến trúc đặc biệt đa dạng. Nghệ thuật Mosan, Early Netherlandish, Phục hưng Flemish và trường phái Baroque và những ví dụ khác về kiến trúc Roman, Gothic, Phục hưng và Baroque là các dấu mốc trong lịch sử nghệ thuật. Tuy nghệ thuật thế kỷ 15 tại các nước vùng thấp chủ yếu là các tranh tôn giáo của Jan van Eyck và Rogier van der Weyden, thế kỷ 16 có đặc trưng ở sự đa dạng đề tài như các tranh phong cảnh của Peter Breughel và tranh theo chủ đề tái hiện cổ điển của Lambert Lombard. Dù phong cách Baroque của Peter Paul Rubens và Anthony van Dyck phát triển ở đầu thế kỷ 17 tại Nam Hà Lan, sau đó nó dần suy tàn. Trong thế kỷ 19 và 20 nhiều hoạ sĩ lãng mạn, biểu hiện và siêu thực Bỉ xuất hiện, gồm cả James Ensor, Constant Permeke, Paul Delvaux và René Magritte. Phong trào CoBrA tiên phong xuất hiện những năm 1950, trong khi nhà điêu khắc Panamarenko vẫn là một nhân vật đáng chú ý trong nghệ thuật hiện đại. Nghệ sĩ Jan Fabre và hoạ sĩ Luc Tuymans là những nhân vật nổi tiếng trên phạm vi quốc tế trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại. Những đóng góp của Bỉ trong kiến trúc tiếp tục kéo dài tới thế kỷ 19 và 20, gồm cả tác phẩm của Victor Horta và Henry van de Velde, là những nhà sáng tạo chính của trường phái Art Nouveau (Nghệ thuật Mới).

Vocal music của Franco-Flemish School đã phát triển ở vùng phía nam các nước vùng thấp và là một đóng góp quan trọng vào văn hoá Phục hưng. Thế kỷ 19 và 20 là thời điểm xuất hiện của những nghệ sĩ violin lớn, như Henri Vieuxtemps, Eugène Ysaÿe và Arthur Grumiaux, trong khi Adolphe Sax phát minh ra saxophone năm 1846. Nhà soạn nhạc César Franck sinh tại Liège năm 1822. Âm nhạc hiện đại tại Bỉ cũng nổi tiếng. Nghệ sĩ nhạc Jazz Toots Thielemans và ca sĩ Jacques Brel cũng có danh tiếng quốc tế. Trong nhạc rock/pop, Telex, Front 242, K's Choice, Hooverphonic, Zap Mama, Soulwax và dEUS đều nổi tiếng.

Bỉ cũng đã tạo ra nhiều tác gia nổi tiếng, gồm nhà thơ Emile Verhaeren và các nhà tiểu thuyết Hendrik Conscience, Georges Simenon, Suzanne Lilar và Amélie Nothomb. Nhà thơ và nhà soạn kịch Maurice Maeterlinck đã đoạt Giải Nobel văn học năm 1911. The Adventures of Tintin của Hergé là truyện tranh Franco-Belgian nổi tiếng nhất, nhưng nhiều tác gia lớn khác, gồm cả Peyo (The Smurfs), André Franquin, Edgar P. Jacobs và Willy Vandersteen đã đưa ngành công nghiệp hoạt hình Bỉ lên ngang tầm với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Văn hoá dân gian
Văn hoá dân gain đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá Bỉ: nước này có số lượng khá lớn các đám diễu hành, đoàn cưỡi ngựa, 'ommegangs' và 'ducasses', 'kermesse' và các festival địa phương khác, hầu như luôn luôn có một bối cảnh thần thoại hay tôn giáo đi kèm. Carnival of Binche với Gilles nổi tiếng của nó và 'Processional Giants and Dragons' Ath, Brussels, Dendermonde, Mechelen và Mons được UNESCO công nhận là Tuyệt tác truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại. Các ví dụ khác là Carnival Aalst; các cuộc diễu hành mang đậm tính tôn giáo của the Holy Blood tại Bruges, Virga Jesse Basilica ở Hasselt và Hanswijk tại Mechelen; festival ngày 15 tháng 8 tại Liège; và festival Walloon tại Namur. Có nguồn gốc từ năm 1832 và được khôi phục trong những năm 1960, Gentse Feesten đã trở thành một truyền thống hiện đại. Một ngày lễ không chính thức quan trọng là Ngày Thánh Nicholas, một lễ hội cho trẻ em và, tại Liège, cho các sinh viên.

Ẩm thực
Nhiều nhà hàng được đánh giá cao của Bỉ xuất hiện trong hầu hết các cuốn hướng dẫn ẩm thực danh tiếng, như Michelin Guide. Bỉ nổi tiếng về bánh quế và khoai tây chiên (french fries). Trái ngược với cái tên của nó (french là của Pháp), khoai tây chiên cũng có nguồn gốc từ Bỉ. Cái tên "french fries" thực tế miêu tả cách cắt khoai tây. Động từ "french" có nghĩa là cắt thành miếng nhỏ. Các món đặc sản quốc gia là "thịt nướng và khoai tây chiên với salad", và "trai với khoai tây chiên".
Các nhãn hiệu chocolate và kẹo hạt dẻ của Bỉ, như Callebaut, Côte d'Or, Neuhaus, Leonidas, Guylian, Galler và Godiva, đều nổi tiếng thế giới và được bán rộng rãi.
Bỉ sản xuất hơn 500 loại bia. Bia Trappist của Tu viện Westvleteren luôn được xếp hạng là loại bia ngon nhất thế giới. Công ty bia lớn nhất thế giới theo sản lượng là Anheuser-Busch InBev, có trụ sở tại Leuven.